Ngày 17/04/2023, trường Hội nhập Quốc tế iSchool Long An tổ chức chương trình sân khấu hóa văn học dân gian chủ đề “Sống cùng văn học dân gian” dành cho học sinh toàn trường. Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều là những tác phẩm tâm huyết của các nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên, để ý nghĩa của tác phẩm đến với độc giả bằng những hình thức phong phú và đa dạng hơn thì tác phẩm đó còn được biểu diễn thành những sản phẩm âm nhạc, điện ảnh mang lại sức hấp dẫn cho công chúng.

        On April 17, 2023, the International Integration School iSchool Long An organized a folklore theatrical program with the theme “Living with folklore” for students of the whole school.Every literary work born is the enthusiastic work of writers and poets. However, in order for the meaning of the work to reach the readers in richer and more diverse forms, the work is also performed into musical and cinematic products that bring attraction to the public.

        Đó được gọi là hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học, là cách chuyển thể nội dung tác phẩm văn học thành kịch bản văn học và được biểu diễn trên sân khấu dưới các hình thức khác nhau. Chương trình nhằm bồi dưỡng cho học sinh các kiến thức về các tác phẩm văn học đồng thời giúp học sinh ghi nhớ ý nghĩa của các tác phẩm văn học. 

        Chương trình sân khấu hóa văn học dân gian của trường iSchool Long An lấy ý tưởng từ dòng chảy văn học dân gian đã theo người Việt Nam từ khi còn nhỏ cho đến lớn. Từ nhiều thể loại khác nhau thầy cô trong nhóm bộ môn Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý – Giáo dục công dân và Âm nhạc cùng các bạn học sinh của trường đã sáng tạo ra chương trình sân khấu hoá chủ đề “Sống cùng văn học dân gian” với mong muốn tái hiện, lưu giữ và lan tỏa những thông điệp ý nghĩa về giá trị của văn học dân gian nói riêng, bản sắc văn hoá dân gian Việt Nam nói chung.

Chương trình bao gồm các phần trình diễn như hát ru, đồng dao, chuyện cổ tích, hò Nam Bộ.

         Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng, đơn giản giúp trẻ con dễ ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau.

Nội dung hát ru được tái hiện trong chương trình

         Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em… Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em.

Đồng dao “Rồng rắn lên mây” được các bạn học sinh THCS trình diễn vui tươi

         Hò Nam Bộ, hò đối đáp bao giờ cũng có hai phe, một bên là nam, một bên là nữ, bên này hò một câu, bên kia đáp lại một câu. Học sinh được trải nghiệm thi đấu hò đối đáp với nhau, các bạn vô cùng hào hứng và thích thú.

Học sinh trình diễn phần hò đối đáp Nam Bộ

Học sinh và giáo viên chụp hình lưu niệm sau chương trình

        Thông qua việc tổ chức chương trình sân khấu hóa văn học dân gian, các bạn học sinh biết thêm nhiều kiến thức về văn học dân gian, hiểu thêm về những giá trị phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc với lòng nhân ái, sự lạc quan, yêu thương, trân trọng cuộc sống và thiên nhiên. Từ đó học sinh thêm yêu quý những giá trị văn hóa của dân tộc, yêu nước thương nòi và tự hào dân tộc cũng như góp phần lưu giữ và phát triển các gía trị này đến muôn đời sau.